Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính

Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Thành. Đang tìm hiểu quy định của pháp luật về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là: Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào?  Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  

Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được quy định tại Điều 14 Thông tư 138/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Giám định tư pháp và Nghị định 85/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

- Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được lập thống nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp, bao gồm các tài liệu sau:

+ Quyết định trưng cầu giám định (01 bản chính) và tài liệu kèm theo (nếu có).

+ Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (01 bản chính).

+ Kết luận giám định trước đó (bản chính hoặc bản sao, nếu có).

+ Danh mục hoặc văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn chuyên môn được áp dụng trong quá trình giám định.

+ Kết luận giám định tư pháp (01 bản chính).

+ Tài liệu khác liên quan (nếu có).

- Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 138/2013/TT-BTC.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào