Chứng từ kế toán thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

Chứng từ kế toán thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Lan, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Nghệ An, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là chứng từ kế toán thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  

Chứng từ kế toán thi hành án dân sự được quy định tại Điều 18 Thông tư 91/2010/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

1. Chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc nhận từ bên ngoài vào phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1.1. Tên gọi của chứng từ như: Biên lai thu tiền, Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Giấy đề nghị tạm ứng...;

1.2. Ngày, tháng, năm lập chứng từ, số hiệu của chứng từ;

1.3. Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân lập chứng từ;

1.4. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ;

1.5. Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

1.6. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, tổng số tiền ghi bằng số và ghi bằng chữ;

1.7. Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ;

1.8. Đối với loại chứng từ kế toán mang tính hướng dẫn, ngoài những nội dung chủ yếu trên, đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án có thể bổ sung một số nội dung cho phù hợp với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của hoạt động thi hành án dân sự.

2. Đối với những khoản mua sắm số lượng ít, giá trị nhỏ, nếu người bán không lập hoá đơn hoặc mua vật tư, dịch vụ của những đối tượng bán hàng không ở diện lập hoá đơn thì người mua phải lập “Bảng kê mua hàng”. Bảng kê mua hàng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người mua; tên, số lượng hàng hoá, dịch vụ đã mua và số tiền thực tế đã trả và phải được kế toán kiểm tra, xác nhận, Thủ trưởng đơn vị ký duyệt thì Bảng kê mua hàng là chứng từ hợp pháp, hợp lệ dùng làm căn cứ để thanh toán và ghi sổ kế toán.

3. Đối với những chứng từ liên quan đến thu tiền nộp ngân sách nhà nước, chưa quy định trong chế độ này khi đơn vị muốn tự in thì phải được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản và phải thực hiện theo đúng quy định về chế độ quản lý, phát hành và sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính quy định.

4. Chứng từ sao chụp: Chứng từ lưu ở bộ phận kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự phải là bản chính. Trong trường hợp chứng từ chỉ có 01 bản chính mà phải lưu ở hồ sơ kế toán và hồ sơ thi hành án thì hồ sơ kế toán lưu bản chính, hồ sơ thi hành án lưu bản sao. Chứng từ sao chụp phải chụp từ bản chính, sau khi sao chụp, Thủ trưởng đơn vị xác nhận vào bản chứng từ sao chụp. Bản chứng từ sao chụp sau khi Thủ trưởng đơn vị xác nhận được coi là chứng từ hợp pháp để lưu hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên.

5. Chứng từ điện tử: Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được sử dụng chứng từ điện tử khi có phát sinh các chứng từ điện tử trong quá trình thi hành án theo quy định của pháp luật về kế toán.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của Chấp hành viên thi hành án dân sự đối với nghiệp vụ kế toán.  Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 91/2010/TT-BTC.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào