Cán bộ chiến sĩ công an giải quyết các tình huống xảy ra tại mục tiêu ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2011/TT-BCA Quy định về hoạt động vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu của lực lượng Cảnh sát bảo vệ do Bộ Công an ban hành, giải quyết các tình huống xảy ra tại mục tiêu được quy định như sau:
1. Đối với những vụ, việc đơn giản, ít phức tạp thì cán bộ, chiến sĩ gác trực tiếp giải quyết; cán bộ đốc gác chỉ huy cán bộ, chiến sĩ gác giải quyết vụ việc bảo đảm đúng người, đúng pháp luật và báo cáo tình hình giải quyết vụ, việc với chỉ huy đơn vị.
2. Đối với những tình huống phức tạp, chỉ huy đơn vị Cảnh sát bảo vệ mục tiêu báo cáo lãnh đạo cấp trên trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo, trực tiếp chỉ huy việc giải quyết tình huống; bố trí lực lượng thành các tổ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ tham gia giải quyết tình huống.
3. Đối với các tình huống đặc biệt nghiêm trọng xảy ra như khủng bố, bạo loạn, phá hoại vũ trang, bắt giữ con tin:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Giám đốc Công an cấp tỉnh trực thuộc chỉ đạo việc huy động lực lượng, phương tiện tham gia giải quyết tình huống tại mục tiêu do đơn vị mình bố trí lực lượng bảo vệ; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ Công an, lực lượng Quân đội, cơ quan có mục tiêu, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan;
b) Trường hợp cần thiết, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Giám đốc Công an cấp tỉnh báo cáo Bộ trưởng quyết định điều động lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm của Bộ và các lực lượng chức năng khác thuộc Bộ Công an, Công an cấp tỉnh để phối hợp giải quyết tình huống.
Trên đây là nội dung tư vấn về Giải quyết các tình huống xảy ra tại mục tiêu của cán bộ, chiến sĩ Công an. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 01/2011/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật