Việc áp dụng hình phạt cấm huy động vốn đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật Hình sự 2015 và Điểm c Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì việc áp dụng hình phạt cấm huy động vốn đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định cụ thể như sau:
1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:
a. Cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư
b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
c) Cấm huy động vốn khách hàng;
d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.
3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc áp dụng hình phạt cấm huy động vốn đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật hình sự 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật