Các trường hợp nào phải biệt phái và không phải thực hiện biệt phái công chức, viên chức?

Các trường hợp nào phải biệt phái và không phải thực hiện biệt phái công chức, viên chức? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thuý Minh, đang tìm hiểu quy định về việc biệt phái công chức, viên chức. Có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể: Các trường hợp nào phải biệt phái và không phải thực hiện biệt phái công chức, viên chức? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Các trường hợp phải biệt phái và không phải thực hiện biệt phái công chức, viên chức được quy định tại Điều 23 Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:

- Việc biệt phái công chức, viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

+ Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

- Thời hạn biệt phái công chức, viên chức không quá 03 năm. Đối với một số công việc đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Không thực hiện biệt phái công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi (trừ trường hợp công chức, viên chức có nguyện vọng biệt phái).

Công chức nam phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cũng được áp dụng như công chức nữ quy định tại Khoản này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về các trường hợp phải biệt phái và không phải thực hiện biệt phái công chức, viên chức. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường hợp biệt phái công chức

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào