Nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu ngoại giao là cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Cán bộ, chiến sĩ Công an vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu ngoại giao là trụ sở Đại sứ quán, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan đại diện các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc tại Việt Nam (gọi chung là cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam) có nhiệm vụ gì? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Huỳnh Như sinh sống và làm việc tại Hà Nội, khi đi ngang qua trụ sở Đại sứ quán Úc tôi thấy có các anh lính canh gác ở cổng, qua tìm hiểu biết được các anh là người đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu đó là trụ sở Đại sứ quán, vậy Ban biên tập có thể hỗ trợ giúp tôi: Cán bộ, chiến sĩ Công an vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu ngoại giao là trụ sở Đại sứ quán, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan đại diện các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc tại Việt Nam (gọi chung là cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam) có nhiệm vụ gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2011/TT-BCA Quy định về hoạt động vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu của lực lượng Cảnh sát bảo vệ do Bộ Công an ban hành, nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu ngoại giao là cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:

a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Bảo đảm an toàn trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

c) Kiểm soát người vào, ra khỏi trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; nắm vững đặc điểm bên ngoài, phương tiện đi lại, thời gian vào, ra của họ, ghi chép, mô tả đầy đủ các thông tin thu thập được vào sổ nhật ký công tác và tập hợp, báo cáo Thủ trưởng theo quy định. Nếu phát hiện thấy hiện tượng khác thường hoặc có biểu hiện nghi vấn thì phải kịp thời ngăn chặn, báo cáo ngay chỉ huy đơn vị để có biện pháp giải quyết kịp thời;

d) Ngăn chặn mọi hành vi xâm nhập, phá hoại trụ sở của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; nếu phát hiện người có hành vi đột nhập mục tiêu, trộm cắp tài sản, tài liệu, phá hoại, tấn công vũ trang, bắt giữ con tin, đặt bom mìn, chất cháy, nổ, truyền đơn, dán, vẽ khẩu hiệu có nội dung phản động lên tường rào, hành lang mục tiêu bảo vệ và những hành vi khác xâm hại đến mục tiêu bảo vệ thì phải bắt, giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

d) Phối hợp với lực lượng bảo vệ của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để bảo vệ an toàn mục tiêu;

e) Trường hợp cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam có yêu cầu trao đổi về biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn mục tiêu thì cán bộ cấp phòng và tương đương trở lên phụ trách công tác bảo vệ mục tiêu (ít nhất phải có 02 người) trực tiếp làm việc với người phụ trách an ninh của cơ quan đó để bàn về biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; nội dung trao đổi, làm việc phải được lập thành biên bản và hai bên cùng ký xác nhận. Kết quả làm việc phải được báo cáo bằng văn bản với lãnh đạo cấp trên trực tiếp;

g) Thực hiện quy định của pháp luật về ngoại giao và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn về Nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu ngoại giao là cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 01/2011/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào