Động tác đeo súng trường CKC, K63 trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân
Động tác đeo súng trường CKC, K63 được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 31 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:
- Khẩu lệnh: “ĐEO SÚNG”;
- Động tác:
+ Đeo súng từ tư thế giữ súng: Làm 3 cử động
Cử động 1: Tay phải đưa súng lên trước bên phải, súng nằm dọc thân người, cách thân người 20 cen-ti-mét (cm); mặt súng quay sang phải, khuy đeo dây súng ngang vai đối với súng có khuy đeo dây súng cổ báng súng; mặt súng quay vào người đối với súng có khuy đeo dây súng ở má báng súng;
Cử động 2: Tay trái đưa lên nắm chắc 1 phần 3 dây súng từ trên xuống, kéo căng sang trái, súng chếch sang phải;
Cử động 3: Kết hợp hai tay đưa dây súng qua đầu, quàng vào cổ, đưa tay phải từ sau ra trước luồn vào giữa súng và dây súng, nắm cổ tròn báng súng đưa súng về sau lưng, súng nằm chếch từ trái sang phải, nòng súng chếch lên trên, hai tay đưa về tư thế đứng nghiêm.
+ Đeo súng từ tư thế mang súng: Làm 3 cử động
Cử động 1: Dùng sức xoay của tay phải hất súng ra phía trước, đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay trên thước ngắm, mặt súng quay ra trước, súng cách người 20 cen-ti-mét (cm), khuy đeo dây súng cao ngang vai;
Cử động 2: Tay phải rời dây súng về nắm ốp lót tay trên tay trái, đồng thời quay mặt súng sang phải (hoặc quay vào người). Tay trái đưa về nắm 1 phần 3 dây súng (từ trên xuống, kéo căng sang trái, súng chếch lên phía trên bên phải);
Cử động 3: Phối hợp hai tay đưa dây súng qua đầu, quàng vào cổ; tay phải rời ốp lót tay đưa từ sau về trước, luồn vào giữa súng và dây súng rồi nắm cổ tròn báng súng đưa về sau; súng nằm chếch sau lưng từ trái sang phải, nòng súng hướng lên trên, hai tay đưa về tư thế đứng nghiêm.
Trên đây là nội dung tư vấn về động tác đeo súng trường CKC, K63 trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 18/2012/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật