Trách nhiệm của thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học được quy định là gì?
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học được quy định tại Khoản 4 Điều 24 Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành với nội dung như sau:
- Tham gia ít nhất 70% các cuộc họp của Hội đồng đạo đức, không nghỉ quá 03 cuộc họp của Hội đồng đạo đức liên tiếp mà không có lý do chính đáng.
- Gửi phiếu nhận xét hồ sơ nghiên cứu theo đúng thời gian đề nghị, tham dự các cuộc họp của Hội đồng đạo đức và tham gia bỏ phiếu đánh giá nghiên cứu.
- Xem xét, thảo luận, đánh giá đề cương nghiên cứu, phiếu cung cấp thông tin và chấp thuận tham gia nghiên cứu và các tài liệu khác trong hồ sơ nghiên cứu. Đối với thành viên không có chuyên môn thuộc khối ngành sức khỏe cần phải xem xét và có ý kiến cụ thể về phiếu cung cấp thông tin và chấp thuận tham gia nghiên cứu để bảo vệ quyền của đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Xem xét báo cáo tiến độ và giám sát các nghiên cứu đang triển khai.
- Giám sát biến cố bất lợi nghiêm trọng và đề nghị giải pháp thích hợp.
- Đánh giá báo cáo kết thúc nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.
- Bảo đảm tính bảo mật của các tài liệu và nội dung thảo luận tại các cuộc họp của Hội đồng đạo đức.
- Cung cấp lý lịch khoa học của mình cho thư ký hành chính của Hội đồng đạo đức.
- Thông báo cho Chủ tịch Hội đồng đạo đức về tình trạng xung đột lợi ích của mình đối với nghiên cứu được xem xét (nếu có).
- Thực hiện công việc được Chủ tịch Hội đồng đạo đức phân công.
- Tham gia các khóa đào tạo liên tục về đạo đức y sinh học và nghiên cứu y sinh học.
- Tuân thủ các quy trình thực hành chuẩn của Hội đồng đạo đức.
Trên đây là câu trả lời về trách nhiệm của thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 45/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật