Động tác giậm chân trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Động tác giậm chân trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Văn Mến sinh sống và làm việc ở Trà Vinh, vì nhu cầu bồi dưỡng thêm kiến thức cho bản thân, tôi có tìm hiểu về điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân, nhưng có vấn đề tôi không hiểu lắm, nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Động tác giậm chân trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

Động tác giậm chân trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:

- Khẩu lệnh: “GIẬM CHÂN, GIẬM”;

- Động tác: Chân trái nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 30 cen-ti-mét (cm), tay phải đánh ra trước, tay trái đánh về sau như đi đều. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ với tốc độ 106 nhịp trong một phút (hình 8).

- Bên cạnh đó, Thông tư này còn quy định động tác đứng lại khi đang giậm chân:

+ Khẩu lệnh: “ĐỨNG LẠI, ĐỨNG”; hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải.

+ Động tác: Làm 2 cử động

+ Cử động 1: Chân trái giậm thêm một nhịp;

+ Cử động 2: Chân phải đưa về đặt sát chân trái, về tư thế đứng nghiêm.

Hình 8: Động tác giậm chân tại chỗ

Trên đây là nội dung tư vấn về động tác giậm chân trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 18/2012/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào