Động tác đổi chân khi đi trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Động tác đổi chân khi đi trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Hoàng Ninh sinh sống và làm việc ở Trà Vinh, vì nhu cầu bồi dưỡng thêm kiến thức cho bản thân, tôi có tìm hiểu về điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân, nhưng có vấn đề tôi không hiểu lắm, nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Động tác đổi chân khi đi trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

Động tác đổi chân khi đi trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:

a) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi đi sai với nhịp hô của người chỉ huy hoặc sai với nhịp của nhạc thì phải đổi chân.

b) Động tác: Làm 3 cử động

- Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước;

- Cử động 2: Chân phải bước lên một bước đệm đặt mũi bàn chân sau gót chân trái, lấy mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh một bước ngắn, tay phải đánh về phía trước, tay trái đánh về sau có độ dừng;

- Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay theo nhịp đi chung của đơn vị.

Trên đây là nội dung tư vấn về Động tác đổi chân khi đi trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 18/2012/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào