Thẩm quyền, hình thức xử lý hương ước, quy ước vi phạm được quy định như thế nào?

Thẩm quyền, hình thức xử lý hương ước, quy ước vi phạm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Tuấn Kiệt. Tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Thẩm quyền, hình thức xử lý hương ước, quy ước vi phạm được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận đuợc sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thẩm quyền, hình thức xử lý hương ước, quy ước vi phạm đuợc quy định tại Điều 14 Quyết định 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước do Thủ tướng Chính phủ ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/7/2018) với nội dung như sau:

- Thẩm quyền xử lý hương ước, quy ước vi phạm

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hương ước, quy ước thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 và Khoản 1 Điều 16 của Quyết định 22/2018/QĐ-TTg;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hương ước, quy ước quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 16 của Quyết định 22/2018/QĐ-TTg trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật.

- Hình thức xử lý hương ước, quy ước vi phạm bao gồm:

+ Tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước;

+ Bãi bỏ hương ước, quy ước.

Trên đây là nội dung trả lời về thẩm quyền và hình thức xử lý hương ước, quy ước vi phạm. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Quyết định 22/2018/QĐ-TTg.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào