Nội dung chi của cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo
Nội dung chi của cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo được quy định tại Khoản II Mục B Thông tư 60/2002/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội chữ thập đỏ Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
1/ Chi hoạt động thường xuyên:
- Chi tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp, tiền thưởng theo chế độ của Nhà nước quy định đối với ngành y tế; Các khoản đóng góp theo chế độ quy định của Nhà nước như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn;
- Chi quản lý hành chính, hậu cần phục vụ công tác khám, chữa bệnh: Tiền điện, nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội thảo, hội nghị, tập huấn...Mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn:
+ Chi phí trực tiếp cho người bệnh theo chỉ định của bác sỹ.
+ Chi hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác khám, chữa bệnh.
+ Chi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thuộc cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo.
- Chi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
- Chi khác: chi phí tiếp nhận hàng viện trợ, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, quản lý, cấp phát thuốc, hàng hoá viện trợ, chi thuê địa điểm làm việc (nếu có)...
2/ Chi không thường xuyên:
- Chi cho các đợt phòng chống dịch bệnh (nếu có).
- Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định.
- Chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất từ nguồn thu khấu hao tài sản cố định (nếu có) đối với hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh.
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có).
Trên đây là quy định về nội dung chi của cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 60/2002/TT-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật