Khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau

Khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Vỹ Dạ, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (09088***)

Khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau được quy định tại Điều 6 Thông tư 35/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ viễn thông do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:

- Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

- Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Trường hợp tổng số thuế GTGT phải nộp (theo tỷ lệ 2%) tại các địa phương nơi cóchi nhánh hạch toán phụ thuộc lớn hơn số thuế GTGT phải nộp của cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông tại trụ sở chính thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông tự phân bổ số thuế GTGT nộp tạicác địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộcnhư sau: số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định bằng (=) số thuế GTGT phải nộp của cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi đóng trụ sở chính được xác định bằng số thuế GTGT phải nộp của cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông tại trụ sở chính trừ (-) tổng số thuế GTGT đã nộp tại các địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông lập và gửi “Bảng phân bổ thuế GTGT dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại các địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc” theo mẫu số 02 (ban hành kèm theo Thông tư này) cùng với hồ sơ khai thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp, đồng thời gửi một (01) bản Bảng phân bổtheo mẫu số 02 tới các cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Căn cứ số thuế giá trị gia tăng được phân bổ giữa địa phương nơi đóng trụ sở chính của cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông và các địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc trên Bảng phân bổ theo mẫu số 02, người nộp thuế lập chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và từng địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Trên chứng từ nộp thuế ghi rõ nộp vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông đăng ký khai thuế và địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông không phát sinh số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông không phải nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau tại các địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Ví dụ 1: Cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A trụ sở tại TP. Đà Nẵng kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau có 2 chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau.

Trong kỳ tính thuế tháng 6/2011, Cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A xác định được: doanh thu (chưa có thuế GTGT) của dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa bàn tỉnh Quảng Trị là 10 tỷ đồng (thuế suất thuế GTGT là 10%) và tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 30 tỷ đồng (thuế suất thuế GTGT là 10%). Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là 1 tỷ đồng.

Số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A phải nộp tại tỉnh Quảng Trị là: 10 tỷ x 2% = 0,2 tỷ đồng.

Số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A phải nộp tại tỉnh Thừa Thiên Huế là : 30 tỷ x 2% = 0,6 tỷ đồng.

Số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A phải nộp tại TP. Đà Nẵng là : 1 tỷ – 0,2– 0,6tỷ = 0,2 tỷ đồng.

Ví dụ 2: Cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A trụ sởtại TP. Đà Nẵngkinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau có 3chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau.

- Trong kỳ tính thuế tháng 7/2011,Cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A xác định được: doanh thu (chưa có thuế GTGT)của dịch vụ viễn thông cước trả sautại địa bàn TP. Đà Nẵng là: 60 tỷ đồng (thuế suất thuế GTGT là 10%), tại tỉnh Quảng Trị là 10 tỷ đồng (thuế suất thuế GTGT là 10%) và tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 30 tỷ đồng(thuế suất thuế GTGT là 10%). Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là 0,5 tỷ đồng.

Theo nguyên tắc nộp thuế GTGT tại các địa phương theo tỷ lệ 2% doanh thu như hướng dẫn tại Thông tư này đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%, cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A xác định số thuế phải nộp cho tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế là:

(10 tỷ + 30 tỷ ) x 2% = 0,8 tỷ > 0,5 tỷ (Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính)

Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A tự phân bổ số thuế GTGT phải nộp tại các địa phương như sau:

Số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A phải nộp tại tỉnh Quảng Trị là:

0,5 tỷ x 10 tỷ/(60 tỷ + 10 tỷ + 30 tỷ) = 0,05 tỷ đồng.

Số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A phải nộp tại tỉnh Thừa Thiên Huế là:

0,5 tỷ x 30 tỷ/(60 tỷ + 10 tỷ + 30 tỷ) = 0,15 tỷ đồng.

Số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A phải nộp tại TP. Đà Nẵng là: 0,5 tỷ - 0,05 tỷ - 0,15 tỷ = 0,3 tỷ đồng.

Ví dụ 3: Cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A trụ sở tại TP. Đà Nẵng kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau có 2 chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau.

Trong kỳ tính thuế tháng 8/2011, Cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A xác định được: doanh thu (chưa có thuế GTGT) của dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa bàn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị là 10 tỷ đồng (thuế suất thuế GTGT là 10%) và tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 30 tỷ đồng (thuế suất thuế GTGT là 10%). Tại trụ sở chính không phát sinh thuế GTGT phải nộp trong kỳ (theo tờ khai 01/GTGT).

Cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông A không phải nộp thuế GTGT tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trên đây là nội dung quy định về khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 35/2011/TT-BTC.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào