Nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng ngân hàng chấm dứt trong các trường hợp nào?

Nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng ngân hàng chấm dứt trong các trường hợp nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Anh. Tôi có thắc mắc về bảo lãnh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, mong muốn Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là việc nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng ngân hàng chấm dứt trong các trường hợp nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng ngân hàng chấm dứt trong các trường hợp quy định tại Điều 23 Thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

- Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.

- Nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh.

- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực.

- Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.

- Theo thỏa thuận của các bên.

- Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 22.

- Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung câu trả lời về các trường hợp mà nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng ngân hàng chấm dứt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 07/2015/TT-NHNN.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào