Việc tổ chức phòng vệ địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định như thế nào?

Việc tổ chức phòng vệ địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Linh Hà. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc tổ chức phòng vệ địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cả ơn!

Việc tổ chức phòng vệ địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định tại Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành với nội dung như sau:

- Khi sự cố, tai nạn xảy ra trên đường sắt đô thị, lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn (nếu đoàn tàu vận hành ở chế độ lái tự động không có lái tàu) phải báo ngay cho nhân viên Điều độ chạy tàu của Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt đô thị để tổ chức phòng vệ khu vực xảy ra tai nạn và báo cho các đoàn tàu phía sau dừng tàu.

- Lái tàu, nhân viên hỗ trợ an toàn sau khi báo cáo tình hình sự cố, tai nạn cho nhân viên Điều độ chạy tàu phải tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn, trấn an tinh thần cho hành khách trên tàu.

- Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm quy định, ban hành biện pháp phòng vệ khi phải dừng tàu.

Trên đây là câu trả lời về việc tổ chức phòng vệ địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 23/2018/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào