Soạn thảo văn bản của văn thư lưu trữ Viện kiểm sát nhân dân các cấp
Soạn thảo văn bản của văn thư lưu trữ Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định tại Điều 10 Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Căn cứ vào tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, Thủ trưởng đơn vị giao cho một đơn vị trực thuộc hoặc một công chức, viên chức soạn thảo hoặc chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo.
- Đơn vị hoặc công chức, viên chức được giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Xác định hình thức, nội dung, đề xuất độ mật, độ khẩn văn bản cần soạn thảo.
+ Thu thập, xử lý thông tin có liên quan.
+ Soạn thảo văn bản.
+ Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với người đứng đầu cơ quan việc tham khảo ý kiến của các đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo.
+ Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan, có ý kiến đề xuất của người được giao nhiệm vụ đơn vị soạn thảo và ý kiến xử lý của người đứng đầu cơ quan.
- Căn cứ vào đối tượng nhận, người soạn thảo văn bản dự kiến số lượng văn bản cần nhân bản để người ký văn bản quyết định.
- . Đối với trường hợp các đơn vị được giao tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc soạn thảo văn bản của văn thư lưu trữ Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật