Thành phần Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt được quy định như tế nào?
Thành Phần Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt được quy định tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành với nội dung như sau:
- Đối với đường sắt quốc gia:
+ Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt: Chủ tịch Hội đồng;
+ Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
+ Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;
+ Đại diện Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt;
+ Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đồng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra;
+ Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng trên đường sắt quốc gia có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Hội đồng giải quyết tai nạn.
- Đối với đường sắt đô thị:
+ Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị: Chủ tịch Hội đồng;
+ Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;
+ Đại diện Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt;
+ Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đồng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra;
+ Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.
- Đối với đường sắt chuyên dùng:
+ Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng: Chủ tịch Hội đồng;
+ Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (đối với đường sắt chuyên dùng có rối ray với đường sắt quốc gia);
+ Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;
+ Đại diện Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt;
+ Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đồng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra;
+ Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.
Trên đây là câu trả lời về thành phần Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 23/2018/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật