Người trực tiếp làm công tác bảo vệ trên tàu hỏa có trách nhiệm gì trong sử dụng trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu, Có hiệu lực từ 01/7/2018, trách nhiệm của người trực tiếp làm công tác bảo vệ trên tàu hỏa trong sử dụng trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu được quy định như sau:
1. Việc cấp trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt căn cứ tình hình hoạt động cụ thể để quyết định.
2. Những người trực tiếp làm công tác bảo vệ trên tàu có trách nhiệm:
a) Mặc trang phục, mang sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu theo quy định khi làm nhiệm vụ;
b) Bảo quản, giữ gìn các loại trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu;
c) Trường hợp mất hoặc hư hỏng phải báo ngay cho thủ trưởng doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra hậu quả;
d) Nghiêm cấm việc cho mượn và sử dụng không đúng Mục đích các loại trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu;
đ) Lực lượng bảo vệ trên tàu được trang bị máy bộ đàm, máy ảnh, máy ghi âm, camera, đèn pin và các thiết bị cần thiết khác cho công tác bảo vệ trên tàu.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của người trực tiếp làm công tác bảo vệ trên tàu hỏa trong sử dụng trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu. Để tìm hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị định 75/2018/NĐ-CP. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật