Trách nhiệm của người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt

Trách nhiệm của người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt được quy định ra sao? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Trần Trang sinh sống và làm việc tại Cần Thơ. Theo thông tin tôi được biết thì Chính phủ có ban hành Nghị định hướng dẫn Luật đường sắt. Vì đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về vấn đề này, tuy nhiên tôi không hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Trách nhiệm của người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)

Trách nhiệm của người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt được quy định tại Điều 34 Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, cụ thể như sau:

1. Người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm bao gồm nhân viên Điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn, nhân viên hóa vận, lái tàu Điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm; ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Đường sắt và các quy định có liên quan trong Nghị định này, còn có trách nhiệm sau đây:

a) Chấp hành quy định ghi trong giấy phép đối với hàng nguy hiểm về loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm quy định phải có giấy phép;

b) Thực hiện các chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải hàng nguy hiểm;

c) Khi phát hiện hàng nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác trong quá trình vận tải, khẩn trương thực hiện các biện pháp hạn chế hoặc loại trừ khả năng gây hại của hàng nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất và các cơ quan liên quan xử lý; trường hợp vượt quá khả năng xử lý, phải báo cáo cấp trên và người thuê vận tải hàng nguy hiểm để giải quyết kịp thời.

2. Ngoài các quy định tại Khoản 1 Điều này nhân viên hóa vận phải:

a) Lập hồ sơ hàng nguy hiểm gồm giấy vận chuyển, sơ đồ xếp hàng và các giấy tờ có liên quan khác;

b) Thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng trên phương tiện, bảo quản hàng nguy hiểm trong quá trình vận tải khi không có người áp tải hàng;

c) Khi phát hiện hàng nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác trong quá trình vận tải, khẩn trương thực hiện các biện pháp hạn chế hoặc loại trừ khả năng gây hại của hàng nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất và các cơ quan liên quan xử lý; trường hợp vượt quá khả năng xử lý, phải báo cáo cấp trên và người thuê vận tải hàng nguy hiểm để giải quyết kịp thời.

Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 65/2018/NĐ-CP. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào