Tổ chức thực hiện phương án phục hồi tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt theo quy định hiện hành
Theo quy định tại Khoản 28 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 thì Tổ chức thực hiện phương án phục hồi tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt được quy định cụ thể như sau:
1. Ban kiểm soát đặc biệt chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt.
2. Theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các nội dung sau đây:
a) Việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án phục hồi;
b) Chấm dứt thực hiện phương án phục hồi để chuyển sang phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với Ban kiểm soát đặc biệt.
3. Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định chỉ định tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
4. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước xét thấy tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hồi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.
Trên đây là nội dung tư vấn về Tổ chức thực hiện phương án phục hồi tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật