Xử phạt NSDLĐ không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết HĐLĐ

Người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động có bị xử phạt không? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hoàng Anh, tôi sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động có bị xử phạt không? Nếu có thì mức xử phạt là bao nhiêu? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (hoang_anh***@gmail.com)

Căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động) có thể sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung quy định về hình thức xử phạt người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào