Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thư, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp, cụ thể là thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại  Điều 76 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, cụ thể như sau:

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 75 của Luật này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào