Cơ quan quản lý đường bộ địa phương có trách nhiệm gì trong việc quản lý, khai thác, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang?
Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ địa phương trong việc quản lý, khai thác, sử dụng, cải tạo, nâng cấp, bãi bõ đường ngang được quy định tại Điều 57 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, nội dung này được quy định như sau:
1. Thực hiện theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện đối với đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị thuộc phạm vi quản lý:
a) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý, bảo trì đường ngang, phòng vệ đường ngang của chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng theo quy định tại Thông tư này;
b) Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng, chính quyền địa phương dỡ bỏ đường ngang không có giấy phép xây dựng; giải tỏa hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang;
c) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Quản lý, duy trì trạng thái hoạt động của công trình đường bộ ngoài phạm vi đường ngang; tầm nhìn của người Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đối với đường ngang công cộng liên quan đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường bộ đô thị thuộc phạm vi quản lý.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ địa phương trong việc quản lý, khai thác, sử dụng, cải tạo, nâng cấp, bãi bõ đường ngang. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 25/2018/TT-BGTVT. Mong rằng những giải đáp trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật