Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân

Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Minh, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, cụ thể như sau:

- Được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Được cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích quy định trong Hợp đồng cá nhân;

- Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;

- Được gia hạn Hợp đồng hoặc ký Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

Trên đây là nội dung câu trả lời về quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào