Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Điều 45 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, cụ thể như sau:
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác;
- Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;
- Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
- Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
- Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
- Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
- Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này
Trên đây là nội dung câu trả lời về nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài . Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật