Việc khai báo tạm vắng được quy định như thế nào?

Việc khai báo tạm vắng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Huyền Trâm. Tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về đăng ký thường trú, nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là, việc khai báo tạm vắng được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Việc khai báo tạm vắng được quy định tại Điều 32 Luật Cư trú 2006, cụ thể như sau:

- Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

- Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệmkhai báo tạm vắng.

- Ng­ười quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, ph­ường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.

- Công an xã, ph­ường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho ng­ười khai báo tạm vắng.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc khai báo tạm vắng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Luật Cư trú 2006.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai báo tạm vắng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào