Kinh phí khắc phục hậu quả sửa chữa hạ tầng giao thông đường thủy nội địa khi bị mất, bị hủy hoại được quy định thế nào?
Kinh phí khắc phục hậu quả sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa khi bị mất, bị hủy hoại được quy định tại Khoản 6 Điều 24 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
- Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa để khôi phục hoạt động giao thông đường thủy nội địa an toàn, thông suốt.
- Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì số tiền thu được từ việc bồi thường thiệt hại tài sản được quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2018/NĐ-CP, sau khi trừ chi phí có liên quan (nếu có) nộp ngân sách nhà nước theo quy định và được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng tài sản thay thế theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.
Trên đây là nội dung trả lời về quy định kinh phí khắc phục hậu quả sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa khi bị mất, bị hủy hoại. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 45/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật