Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ khu vực đường ngang được quy định ra sao?
Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ khu vực đường ngang được quy định tại Điều 18 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2018, cụ thể như sau:
1. Đối với đường ngang có người gác:
a) Đặt “Biển ngừng” trên đường sắt phía nhà gác đường ngang, vị trí đặt cách mép đường bộ trở ra tối thiểu 3 mét (m) để ngăn tàu đi vào đường ngang khi chắn đường ngang chưa đóng hoàn toàn;
b) Tùy theo góc giao giữa đường sắt và đường bộ, đặt biển “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc biển “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” trên đường bộ trong phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt;
c) Đặt biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt.
2. Đối với đường ngang không có người gác, ngoài việc đặt biển báo hiệu quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều này, còn phải đặt các biển sau:
a) Biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt;
b) Biển “Dừng lại” trên đường bộ trong phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt đối với đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo.
3. Trên hai phía đường sắt đi tới đường ngang phải đặt biển “Kéo còi”.
4. Kích thước, quy cách, vị trí đặt các biển báo hiệu đường sắt, đường bộ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
Trên đây là nội dung tư vấn về Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ khu vực đường ngang. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 25/2018/TT-BGTVT, Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật