Bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang đối với đường ngang có người gác được quy định ra sao?
Bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang đối với đường ngang có người gác được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2018, cụ thể như sau:
a) Giàn chắn, cần chắn thủ công hoặc cần chắn hoạt động bằng điện do người trực tiếp Điều khiển;
b) Cọc tiêu, hàng rào cố định;
c) Vạch kẻ đường;
d) Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;
đ) Đèn tín hiệu, chuông điện hoặc loa phát âm thanh;
e) Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt khi tầm nhìn của người Điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không đủ 1000 mét (m), trừ những đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác, khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 mét (m).
g) Các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.
Trên đây là nội dung tư vấn về Bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang đối với đường ngang có người gác. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 25/2018/TT-BGTVT, Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật