Yêu cầu về kỹ thuật của đường sắt trong phạm vi đường ngang được quy định ra sao?

Yêu cầu về kỹ thuật của đường sắt trong phạm vi đường ngang được quy định ra sao? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Kim Lý là sinh viên trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3. Theo thông tin tôi được biết thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt. Tôi có tìm hiểu về vấn đề này tuy nhiên có vấn đề không hiểu nhờ ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Yêu cầu về kỹ thuật của đường sắt trong phạm vi đường ngang được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)

Yêu cầu về kỹ thuật của đường sắt trong phạm vi đường ngang được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2018, cụ thể như sau:

Kết cấu mặt đường ngang phải đặt ray hộ bánh hoặc kết cấu khác để tạo Khoảng cách má trong giữa ray chính với ray hộ bánh hoặc giữa ray chính với kết cấu đó (sau đây gọi là khe ray) đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Ray hộ bánh hoặc kết cấu tạo khe ray phải đặt hết phạm vi hai vai đường bộ;

b) Chiều rộng khe ray:

Đối với đường ngang nằm trên đường thẳng hoặc đường cong có bán kính từ 500 mét (m) trở lên: Khe ray rộng 75 milimét (mm);

Đối với các đường ngang nằm trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 500 mét (m): Khe ray rộng 75 milimét (mm) + 1/2 độ mở rộng của đường cong theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

c) Chiều sâu khe ray ít nhất là 45 milimét (mm);

d) Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng bê tông nhựa phải dùng ray hộ bánh để tạo khe ray; cao độ ray hộ bánh bằng cao độ ray chính;

đ) Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng các tấm đan bê tông cốt thép, mép tấm đan sát ray chính phải có cấu tạo đặc biệt để tạo khe ray;

e) Trường hợp đặt ray hộ bánh quy định tại điểm a Khoản này, đầu ray được xử lý như sau:

Hai đầu ray được uốn vào phía trong lòng đường sắt. Chiều dài đoạn đầu ray hộ bánh được uốn là 500 milimét (mm), khe ray tại vị trí bắt đầu uốn theo quy định tại điểm b Khoản này, khe ray tại vị trí cuối cùng của ray là 250 milimét (mm).

Tại vị trí điểm bắt đầu uốn và vị trí cuối cùng của ray hộ bánh phải được liên kết chặt chẽ với tà vẹt;

g) Không đặt mối nối ray trong phạm vi đường ngang. Nếu đường ngang dài phải hàn liền mối ray, khi chưa hàn được thì dồn ray làm cháy mối;

h) Các phối kiện nối giữ ray phải đầy đủ, liên kết chặt chẽ.

Trên đây là nội dung tư vấn về Yêu cầu về kỹ thuật của đường sắt trong phạm vi đường ngang. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 25/2018/TT-BGTVT, Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào