Tổng hợp mức phạt chữ ký trong kế toán, kiểm toán năm 2014-2017

Mức phạt chữ ký trong kế toán, kiểm toán từ năm 2014-2017 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang là kiểm toán của một công ty tài chính tại TPHCM. Tôi muốn so sánh mức phạt liên quan đến chữ ký giữa quy định cũ và quy định hiện hành, cụ thể là quy định cũ về mức xử phạt chữ ký trong giai đoạn từ năm 2014-2017. Ban biên tập cho tôi hỏi: Mức phạt chữ ký trong kế toán, kiểm toán từ năm 2014-2017 được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Ban biên tập có thể tổng hợp giúp tôi những mức xử phạt này được không? Xin chân thành cảm ơn và chúc Quý Ban biên tập thành công, nhiều sức khỏe! Nguyễn Thị Trinh (trinh_nguyen***@gmail.com)

Mức phạt chữ ký trong kế toán, kiểm toán từ năm 2014-2017 được quy định tại Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ pháp lý

1

Ký chứng từ kế toán không đúng với quy định về vị trí chữ ký của các chức danh đối với từng loại chứng từ kế toán.

Cảnh cáo

Khoản 1 Điều 7

2

Lập sổ kế toán thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán

Điểm a Khoản 1 Điều 8

3

Ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng, đơn vị được kiểm toán không đầy đủ các nội dung theo quy định khi cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán.

Khoản 1 Điều 29

4

Bản báo cáo minh bạch khi công bố không có chữ ký của người đại điện theo pháp luật tổ chức kiểm toán hoặc người được ủy quyền;

Điểm b Khoản 1 Điều 42

5

Ký báo cáo kiểm toán quá ba năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán

Đình chỉ hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 3-6 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kiểm toán viên hành nghề

Điểm a Khoản 4 Điều 31

6

Ký báo cáo kiểm toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị

Điểm b Khoản 4 Điều 31

7

Ký báo cáo kiểm toán hoặc báo cáo kết quả công tác soát xét cho đơn vị có lợi ích công chúng khi chưa được chấp thuận của Bộ Tài chính hoặc khi bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận

Đình chỉ hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 6-12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với kiểm toán viên hành nghề

Khoản 2 Điều 41

8

Bố trí người ký báo cáo kiểm toán khi không phải là kiểm toán viên hành nghề

Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 3-6 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với tổ chức kiểm toán

Điểm a Khoản 5 Điều 31

9

Bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán quá 3 năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán

Điểm b Khoản 5 Điều 31

10

Bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị

Điểm c Khoản 5 Điều 31

11

Hợp đồng kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới không có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam và của đơn vị được kiểm toán.

- Đình chỉ việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam trong thời gian từ 12-24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.

 

- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 6-12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.

Khoản 5 Điều 48

12

Báo cáo kiểm toán không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam và các kiểm toán viên hành nghề phụ trách phần việc kiểm toán thuộc trách nhiệm của từng doanh nghiệp trong hợp đồng đồng kiểm toán.

Khoản 9 Điều 48

13

Lập sổ kế toán thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán

500.000 đồng đến 1 triệu đồng

Điểm a Khoản 1 Điều 8

14

Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký

 

5 triệu đồng đến 10 triệu đồng

Điểm b Khoản 3 Điều 7

15

Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký

Điểm c Khoản 3 Điều 7

16

Không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in sổ kế toán ra giấy

Điểm đ Khoản 3 Điều 8

17

Ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định

Điểm a Khoản 1 Điều 31

18

Ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính được kiểm toán

Điểm b Khoản 1 Điều 31

19

Cá nhân ký báo cáo kiểm toán khi không phải là kiểm toán viên hành nghề.

Khoản 2 Điều 31

20

Bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định

10 triệu đồng đến 20 triệu đồng

Điểm a Khoản 3 Điều 31

21

Phát hành báo cáo kiểm toán mà ngày ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính

Điểm b Khoản 3 Điều 31

22

Lập báo cáo kiểm toán không có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên hành nghề theo quy định

Điểm c Khoản 3 Điều 31

Trên đây là nội dung quy định về mức phạt chữ ký trong kế toán, kiểm toán từ năm 2014-2017. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 105/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào