Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Hải. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực các tổ chức tín dụng. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng được quy định cụ thể như sau:

Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;

c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;

d) Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào