Nghề, công việc trong lĩnh vực dược thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Nghề, công việc trong lĩnh vực dược thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến nghề hoặc công việc trong lĩnh vực dược thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực dược thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Ngọc Hiền (ngoc.hien***@hotmail.com)

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực dược thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục XII Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Sản xuất cao thuốc phiện và các dẫn xuất từ cao thuốc phiện.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với thuốc phiện và các hoá chất độc, nóng.

2

Sản xuất Ete.

Công việc nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với Ete, thuỷ ngân, cồn, a xít, ảnh hưởng thần kinh.

3

Sản xuất các sản phẩm hoá dược có sử dụng dung môi hữu cơ.

Điều kiện làm việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của nóng, hoá chất độc mạnh, nguy hiểm.

4

Sản xuất nguyên liệu kháng sinh.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hoá chất độc, dễ gây dị ứng và gây kháng thuốc.

5

Sản xuất artemisinin và các dẫn xuất.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hoá chất độc mạnh, xăng, gây ảnh hưởng tới sắc tố da.

6

Chuyên bào chế sản xuất thuốc độc bảng A, B.

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của độc dược, dung môi hữu cơ, vô cơ, nóng, bụi, ồn.

7

Chuyên xay, rây, pha chế các loại thuốc: kháng sinh, hoóc môn, hướng tâm thần, gây nghiện, thuốc sốt rét.

Thường xuyên tiếp xúc với chất độc gây kháng thuốc, di ứng, ảnh hưởng thần kinh.

Ngoài ra, Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành cũng quy định về nghề, công việc trong lĩnh vực dược thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo thêm tại Quyết định này.

Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực dược thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 và các văn bản khác có liên quan.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào