Nghề, công việc trong lĩnh vực hóa chất thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Nghề, công việc trong lĩnh vực hóa chất thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến nghề hoặc công việc trong lĩnh vực hóa chất thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực hóa chất thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Thu Hằng (09085***)

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực hóa chất thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục III Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Hàn chì trong thùng tháp kín.

Nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và hơi chì nồng độ rất cao.

2

Sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật các loại.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các loại hoá chất độc mạnh.

Điều kiện lao động loại V

3

Vận hành lò khí hoá than trong công nghệ sản xuất phân đạm

Làm việc trên sàn cao, công việc nặng nhọc, độc hại, tiếp xúc CO vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

4

Sửa chữa hệ thống lò khí hoá than trong công nghệ sản xuất phân đạm.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc CO.

5

Tổng hợp amôniắc (NH3) trong công nghệ sản xuất phân đạm.

Độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc NH3 nồng độ cao.

6

Vận hành máy nén cao áp trong công nghệ sản xuất phân đạm.

Công việc nguy hiểm, tiếp xúc ồn, NH3 nồng độ cao.

7

Vận hành bơm trung cao áp amôniắc và phân giải urê.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, tiếp xúc với NH3.

8

Cô đặc, tạo hạt và khống chế tập trung urê.

Tiếp xúc với các loại hoá chất độc.

9

Sản xuất axít salixilic, HNO3, H3PO4.

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc mạnh.

10

Trung hoà supe lân.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi và hoá chất độc mạnh.

11

Vận hành hệ thống tháp rửa khí nguyên liệu.

Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với SO2, SO3 và H2SO4.

12

Sấy hấp thụ khí SO2 và SO3 trong sản xuất axít SO2.

Thường xuyên tiếp xúc với H2SO4, SO3, H2SO4.

13

Vận hành thiết bị tiếp xúc trong công nghệ sản xuất axít H2SO4.

Tiếp xúc với SO2, SO3.

14

Sản xuất ôxít sắt trong khu vực sản xuất supe phốt phát.

Tiếp xúc nóng, bụi Fe2SO3 và hoá chất độc.

15

Trích ly axít H3PO4 từ supe lân

Tiếp xúc với bụi và các hợp chất chứa Flo.

16

Vận hành tời nạp liệu lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Độc hại, tiếp xúc CO, CO2, H2S.

17

Ra liệu lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Tiếp xúc với CO, Fluor và nhiệt độ cao.

18

Vận hành hệ thống tháp hấp thụ khí thải lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Tiếp xúc khí độc HF, SiF4, sữa vôi, xỉ lò.

19

Vận hành lò đốt gió nóng (CO) trong công nghệ sản CO, xuất phân lân nung chảy.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc khí độc nhiệt độ cao.

20

Sản xuất phụ gia thuốc trừ sâu

Chịu tác động của bụi độc, SiO2 và các ôxít kim loại.

21

Hoá lỏng, đóng bình Clo; sản xuất axít HCL tinh khiết.

Tiếp xúc với Clo, axít HCL rất độc.

22

Xử lý Clo thừa.

Độc hại, tiếp xúc với khí Clo rất độc.

23

Nghiền sàng, sấy, xử lý nguyên liệu thuốc bọc que hàn.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng, bụi SiO2, Silic và chất độc mạnh Na2SiF6...

24

Cân phối liệu, trộn khô thuốc bọc que hàn.

Tiếp xúc với hoá chất độc.

25

Sấy, nghiền, đóng bao quặng mangan.

Tiếp xúc với nóng, ồn và bụi mangan nồng độ cao.

26

Vận hành băng tải xích và băng tải cao su dưới hầm nhà máy tuyển apatít.

Làm việc dưới hầm sâu, ẩm ướt, thiếu ánh sáng, thiếu không khí, chịu tác động của ồn, bụi nồng độ cao.

27

Vận hành máy sàng GHIT trong nhà máy tuyển quặng apatít.

Làm việc dưới hầm, ẩm ướt, chịu tác động của ồn, bụi.

28

Vận hành máy đập hàm, đập búa dưới hầm nhà máy tuyển quặng apatít.

Làm việc dưới hầm sâu, âm ướt, chịu tác động của bụi và ồn cao.

29

Vận hành máy bơm bùn dưới hầm sâu

Làm việc dưới hầm sâu, thiếu ánh sáng, lầy lội, ẩm ướt, công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

30

Hàn chì trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Tiếp xúc hơi chì nồng độ cao.

31

Sửa chữa lò, thùng tháp trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nhiệt độ cao và hoá chất mạnh.

32

Bốc xếp, vận chuyển than đen thủ công.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với bụi than (bụi hô hấp) nồng độ rất cao.

33

Sửa chữa, nạo vét cống ngầm trong nhà máy hoá chất.

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với các chất phế thải và hoá chất độc hại.

34

Sản xuất hợp chất crôm.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh.

Ngoài ra, Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995 do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành cũng quy định về nghề, công việc trong lĩnh vực hóa chất thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo thêm tại Quyết định này.

Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực hóa chất thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 và các văn bản khác có liên quan.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào