Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự theo Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 được quy định tại Điều 2. Theo đó:
Người khởi kiện vụ án dân sự có quyền rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện. Các đương sự có quyền tự hoà giải với nhau.
Bên cạnh đó, Văn bản pháp trên còn quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự của toà án được quy định như sau:
- Những việc tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau, trừ những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác;
- Những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình;
- Những việc tranh chấp về lao động;
- Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết, trừ những trường hợp quân nhân, cán bộ mất tích hoặc chết trong chiến tranh thuộc trách nhiệm giải quyết của các cơ quan hữu quan;
- Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch;
- Những việc khiếu nại về danh sách cử tri;
- Những việc khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính thông tin có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Những việc khác do pháp luật quy định.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự theo Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật