Việc khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt được quy định như thế nào?
Việc khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt được quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
- Chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hoặc tiến hành hoạt động khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình, an toàn giao thông đường sắt phải thực hiện quy định tạiđiểm b khoản 4 Điều 23 của Luật Đường sắt. Trước khi khai thác tài nguyên hoặc tiến hành hoạt động khác, chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân phải có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ, gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị để lấy ý kiến;
- Dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác có nhu cầu đi qua đường sắt, chủ đầu tư dự án phải xây dựng hệ thống đường gom nằm ngoài phạm vi đất dànhcho đường sắt dẫn tới nút giao khác mức qua đường sắt hoặc tới đường ngang gần nhất. Trường hợp cải tạo, nâng cấp, xây mới đường ngang qua đường sắt phải thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 17 của Luật Đường sắt.
Trên đây là nội dung trả lời về quy định Khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 56/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật