Trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ Luật lao động 1994

Trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ Luật lao động 1994 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khắc Huỳnh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động qua các thời kỳ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ Luật lao động 1994 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 39 Bộ Luật Lao động 1994 thì trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định cụ thể như sau:

Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

1- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang Điều trị, Điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc, trừ trường hợp quy định tại Điểm c và Điểm đ Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này;

2- Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép;

3- Người lao động là nữ trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 111 của Bộ luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ Luật lao động 1994. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật lao động 1994.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào