Lĩnh vực đầu tư và phân loại dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018) thì lĩnh vực đầu tư và phân loại dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quy định cụ thể như sau:
1. Nhà nước khuyến khích việc thực hiện đầu tư theo hình thức PPP trong các lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông vận tải;
b) Nhà máy điện, đường dây tải điện;
c) Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;
d) Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;
đ) Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;
e) Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
g) Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
h) Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Dự án PPP được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C theo tiêu chí quy định tại pháp luật về đầu tư công.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về lĩnh vực đầu tư và phân loại dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật