Phạm vi hoạt động và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng
Phạm vi hoạt động và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng được quy định tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:
+ Hạng I: Đã làm chủ trì kiểm định hoặc chủ trì thiết kế ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
+ Hạng II: Đã làm chủ trì kiểm định hoặc chủ trì thiết kế ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
+ Hạng III: Đã tham gia kiểm định hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 công trình cấp III hoặc 03 công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Phạm vi hoạt động:
+ Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình tất cả các cấp cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm chủ trì kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng;
+ Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm chủ trì kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng;
+ Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm chủ trì kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng
Trên đây là nội dung câu trả lời về phạm vi hoạt động và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 42/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật