Nội dung chi, mức chi bảo đảm cho hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự
Nội dung chi, mức chi bảo đảm cho hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự được quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BQP quy định về nội dung chi, mức chi bảo đảm cho hoạt động nghiệp vụ thi hành án, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó:
1. Chi trả phụ cấp đặc thù đối với các chức danh Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án; mức chi theo quy định tại Quyết định số 42/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 72/2007/QĐ-TTg ngày 23/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội.
2. Chi thanh toán dịch vụ công cộng, mua vật tư, văn phòng phẩm
a) Trả tiền điện, nước, dịch vụ vệ sinh môi trường; mua xăng, dầu ô tô, xe máy phục vụ công tác thi hành án dân sự; mức chi theo thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có);
b) Mua vật tư, văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác thi hành án dân sự; mức chi theo thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có).
3. Chi bảo đảm thông tin, tuyên truyền, liên lạc
a) Lắp đặt, thuê bao điện thoại, fax, internet, chuyển phát nhanh tài liệu và các phương tiện thông tin nghe, nhìn khác phục vụ công tác thi hành án dân sự; mức chi theo thực tế phát sinh, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có). Hỗ trợ tiền cước điện thoại cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, cán bộ, nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ thi hành án dân sự; mức chi theo thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
b) Mua sách báo, tài liệu phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trang bị tủ sách pháp luật và một số nội dung thông tin tuyên truyền khác có liên quan đến hoạt động của Ngành Thi hành án Quân đội; mức chi theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC- BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và Thông tư số 42/2016/TT-ngày 30/3/2016 của Bộ Quốc phòng quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng.
c) Xây dựng, sản xuất, in ấn, phát hành các ấn phẩm, tài liệu, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình phục vụ công tác tuyên truyền về thi hành án dân sự thực hiện mức chi theo thực tế phát sinh, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có);
4. Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị sơ kết, tổng kết, hội thảo khoa học về công tác thi hành án dân sự áp dụng mức chi tại Điều 12 Thông tư số 259/2017/TT-BQP ngày 17/10/2017 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (sau đây viết gọn là Thông tư số 259/2017/TT-BQP).
5. Chi tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, thẩm tra, đoàn đi công tác, khảo sát, học tập kinh nghiệm về thi hành án dân sự
a) Các đoàn đi trong nước: Thực hiện mức chi quy định tại Điều 2 Thông tư số 259/2017/TT-BQP;
b) Các đoàn đi nước ngoài: Thực hiện mức chi quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
6. Chi nghiên cứu xây dựng dự án, đề án, đề tài khoa học phục vụ công tác thi hành án dân sự áp dụng mức chi tại Thông tư số 87/2016/TT-BQP ngày 23/6/2016 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trong Quân đội.
7. Chi xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng mức chi tại Điều 5 Thông tư số 302/2017/TT-BQP ngày 16/12/2017 của Bộ Quốc phòng quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong Bộ Quốc phòng.
8. Chi in ấn sổ sách, mẫu biểu phục vụ công tác thi hành án dân sự; mức chi theo thực tế phát sinh, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có).
9. Chi quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự
a) Chi bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia vào quá trình xác minh điều kiện thi hành án, thông báo thi hành án; áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án; thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án; mức chi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư số 200/2016/TT-BTC;
b) Chi họp chỉ đạo, giải quyết, tổ chức thi hành các vụ việc thi hành án khó khăn, phức tạp, trọng điểm; bồi dưỡng các thành viên tham gia khảo sát nắm tình hình; thẩm tra, kiểm tra, thanh tra hoạt động thi hành án dân sự; soạn thảo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, họp rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ; mức chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư số 200/2016/TT-BTC;
c) Chi bồi dưỡng cho cán bộ thi hành án trực tiếp lập hồ sơ, tham gia xét miễn, giảm thi hành án, đặc xá; các thành viên tham gia giao tài sản theo bản án tuyên, giao tài sản sau khi tổ chức bán đấu giá mà người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản; mức chi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư số 200/2016/TT-BTC;
d) Thuê phiên dịch tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài; thuê người cung cấp thông tin liên quan về người, tài sản phải thi hành án, người dẫn đường trong quá trình kiểm tra, thẩm tra, xác minh thi hành án; mức chi theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 13 Thông tư số 200/2016/TT-BTC;
đ) Mua vật tư và các vật dụng cần thiết phục vụ công tác xác minh, thi hành án dân sự; thuê phương tiện vận chuyển, thiết bị bảo vệ, chi phí phòng chống cháy nổ, y tế; thuê nhà kho, bến bãi, máy móc thiết bị phá dỡ, vận chuyển, lưu giữ vật chứng, tài sản thi hành án; bảo quản tài sản, vật chứng, chăn nuôi súc vật, cây trồng là tài sản bảo đảm thi hành án; thuê địa điểm, phương tiện phục vụ bán tài sản, hàng hóa khác; thuê bán đấu giá tài sản thi hành án; mức chi theo thực tế phát sinh, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có);
e) Chi thực hiện công tác tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật; mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự;
g) Chi tiền tàu xe đi lại, ăn uống, thuê chỗ nghỉ cho những người không hưởng lương ngân sách nhà nước tham gia công tác xác minh, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan thi hành án mức chi theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng; tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có);
h) Chi đăng tải công khai thông tin của người phải thi hành án, thông báo về thi hành án dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí gửi bưu điện, bưu phẩm, thông báo trực tiếp; mức chi theo thực tế phát sinh, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có);
i) Chi bồi thường thiệt hại vật chất do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
k) Chi thuê chuyên gia tư vấn đối với vụ án phức tạp: Mức chi áp dụng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư số 200/2016/TT-BTC.
10. Chi bảo đảm công tác xác minh, định giá tài sản
a) Chi thuê địa điểm, phương tiện định giá tài sản; mức chi theo thực tế phát sinh, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có);
b) Chi trả phí giám định, bồi dưỡng giám định, xác minh định giá tài sản, các chi phí khác để phục vụ công tác giám định, định giá tài sản theo quy định về phí và lệ phí thuộc lĩnh vực giám định, định giá tài sản;
c) Chi cho các thành phần tham gia xác định giá, bán đấu giá tài sản; mức chi theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 13 Thông tư số 200/2016/TT-BTC;
d) Chi bồi dưỡng cho người trực tiếp kê biên, tạm giữ khẩn cấp tài sản theo quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời theo yêu cầu của Tòa án; áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án; mức chi theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 13 Thông tư số 200/2016/TT-BTC;
đ) Chi bồi dưỡng các thành viên tham gia họp định giá tài sản (không bao gồm định giá tài sản cưỡng chế thi hành án dân sự); mức chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư số 200/2016/TT-BTC.
11. Chi gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy vật chứng, tài sản
a) Chi thuê chuyên gia, tổ chức để thực hiện việc gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy vật chứng, tài sản đối với trường hợp vật chứng là các loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác mà cần thiết phải có các trang thiết bị chuyên dùng để thực hiện việc gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; mức chi theo thực tế phát sinh, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có);
b) Chi thuê vận chuyển vật chứng, tài sản đến nơi tiêu hủy; thuê địa điểm tiêu hủy, mua nhiên liệu, các khoản chi khác phục vụ cho việc tiêu hủy; mức chi theo thực tế phát sinh, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có).
c) Chi bồi dưỡng các đối tượng tham gia tiêu hủy vật chứng, tài sản; mức chi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13 Thông tư số 200/2016/TT-BTC;
12. Chi trả phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm đối với nhân viên lưu trữ hồ sơ, thủ kho vật chứng, thủ quỹ thi hành án dân sự; mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
13. Chi tiếp công dân, tiếp khách, xử lý đơn thư về thi hành án
a) Tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự; mức chi theo quy định tại Thông tư 320/2016/TT-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các quy định khác của Nhà nước, Bộ Quốc phòng;
b) Mua trà, nước tiếp công dân, chi tiếp khách; mức chi theo thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có).
14. Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội áp dụng mức chi theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 139/2010/TT-BTCngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
15. Chi công tác thi đua, khen thưởng Ngành Thi hành án Quân đội thực hiện theo quy định tại Thông tư số 160/2014/TT-BQP ngày 09/11/2014 của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi đua khen thưởng trong QĐNDVN, Thông tư số 14/2015/TT-BTP ngày 14/10/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành Tư pháp.
16. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự. Mức chi thực hiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có).
17. Việc quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.
18. Các khoản chi nghiệp vụ khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Trên đây là tư vấn về nội dung chi, mức chi bảo đảm cho hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Thông tư 43/2018/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật