Mục đích công tác thực hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định
Mục đích công tác thực hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định được quy định tại Điều 3 Quyết định 170/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
1. Xác định có hay không có tội phạm xảy ra để xử lý theo quy định của pháp luật. Mọi trường hợp có người bị giết, nghi bị giết, chết dưới nước, chết do treo cổ, chết do độc tố, do hơi độc, do điện giật, chết do tai nạn giao thông, chết do tai nạn lao động và các trường hợp chết khác chưa xác định được nguyên nhân đều phải tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định pháp y và tiến hành xác minh, Điều tra ban đầu tại hiện trường để làm rõ căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra và giám định phải kịp thời, khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra và giám định phải được phát hiện nhằm khắc phục và xử lý nghiêm minh.
3. Thông qua kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra và giám định để xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm hay không có dấu hiệu tội phạm. Các trường hợp sau khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra và giám định xác định có dấu hiệu của tội phạm thì phải khởi tố vụ án hình sự để tiến hành Điều tra theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung trả lời về Mục đích công tác thực hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Quyết định 170/QĐ-VKSTC năm 2018.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật