Các khoản chi đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào?
Các khoản chi đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước được quy định tại Mục 3 Phần 1 Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao ban hành như sau:
3.1/ Chi trong nước:
a. Chi phí cho cơ sở đào tạo Việt Nam theo hình thức đào tạo phối hợp;
b. Chi phí hỗ trợ học tập cho lưu học sinh trong thời gian học tập tại Việt Nam theo khuôn khổ Đề án đào tạo phối hợp;
c. Chi cho cho cơ sở đào tạo về công tác bồi dưỡng chính trị, tư tưởng và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho lưu học sinh trước khi ra nước ngoài học tập.
d. Chi phí làm hộ chiếu, visa của lưu học sinh: Thanh toán theo mức quy định của Nhà nước đối với chi phí làm hộ chiếu và theo hóa đơn lệ phí visa thực tế của các nước nơi lưu học sinh được cử đi học đối với chi phí làm visa. (Điểm này đưuọc bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG)
3.2/ Chi ở nước ngoài:
a. Học phí cho các cơ sở đào tạo ở nước ngoài;
b. Sinh hoạt phí của lưu học sinh;
c. Vé máy bay (hoặc vé tầu) cho lưu học sinh ;
d. Bảo hiểm y tế;
đ. Phí đi đường;
e. Khen thưởng cho lưu học sinh;
g. Hỗ trợ một phần rủi ro, bất khả kháng đối với lưu học sinh;
h. Phí chuyển và nhận tiền qua Ngân hàng (nếu có).
Trên đây là nội dung quy định về các khoản chi đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật