Quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo Bộ Luật lao động 1994

Việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo Bộ Luật lao động 1994 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Phương. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động qua các thời kỳ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo Bộ Luật lao động 1994 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 34 Bộ Luật lao động 1994 thì việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động được quy định cụ thể như sau:

1- Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm.

2- Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động.

3- Người lao động tạm thời làm công việc khác theo quy định tại Khoản 1 Điều này, được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo Bộ Luật lao động 1994. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật lao động 1994.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển người lao động làm công việc khác

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào