Quy định đối với người thừa kế theo pháp luật theo Pháp lệnh thừa kế 1990

Quy định đối với người thừa kế theo pháp luật theo Pháp lệnh thừa kế 1990 như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Ngọc hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi quy định đối với người thừa kế theo pháp luật theo Pháp lệnh thừa kế 1990 như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!

Người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 25 Pháp lệnh thừa kế 1990, theo đó:

1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:

a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

b) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

c) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.

3- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản.

4- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản.

Trên đây là tư vấn về quy định đối với người thừa kế theo pháp luật theo Pháp lệnh thừa kế 1990. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Pháp lệnh thừa kế 1990. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chào thân ái và chúc sức khỏe!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào