Khái niệm người thừa kế theo Pháp lệnh Thừa kế năm 1990

Khái niệm người thừa kế theo Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Tâm hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi khái niệm người thừa kế theo Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!

Khái niệm người thừa kế được quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, theo đó:

1- Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.

Người thừa kế theo di chúc là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Người sinh ra sau khi người lập di chúc chết, nhưng đã thành thai trước khi người lập di chúc chết cũng là người thừa kế di chúc.

Người thừa kế là cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế phải là cơ quan, tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2- Người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Con của người để lại di sản sinh ra sau khi người để lại di sản chết cũng là người thừa kế theo pháp luật của người chết.

Trên đây là tư vấn về khái niệm người thừa kế theo Pháp lệnh Thừa kế năm 1990. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Pháp lệnh Thừa kế năm 1990. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe!  

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào