Quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước là gì?

Quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Nguyễn Lan, hiện tôi đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Thành viên đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước có quyền hạn gì? Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 30 Thông tư 16/2011/TT-NHNN quy định về kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành  với nội dung như sau:

- Khi thực hiện kiểm toán, thành viên trong Đoàn kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán;

- Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công; báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ xem xét;

- Đề nghị Trưởng đoàn kiểm toán yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán; đề nghị mời chuyên gia, cộng tác viên kiểm toán khi cần thiết;

- Được Ngân hàng Nhà nước và đơn vị được kiểm toán bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán có hiệu quả.

Trên đây là nội dung trả lời về Quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 16/2011/TT-NHNN.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm hiểu Pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào