Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 16/2011/TT-NHNN quy định về kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước bao gồm những hình thức sau:
- Kiểm toán trước: là hình thức kiểm toán được thực hiện trước khi diễn ra việc thực hiện các dự án, chương trình kế hoạch hoạt động của đơn vị được kiểm toán, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thông tin, tài liệu, tính kinh tế, tính khả thi và hiệu quả của dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động; giúp các cấp quản lý có được những thông tin tin cậy để ra các quyết định.
- Kiểm toán đồng thời: là hình thức kiểm toán được thực hiện trong khi việc thực hiện các dự án, chương trình kế hoạch hoạt động của đơn vị được kiểm toán đang diễn ra, nhằm đánh giá tiến độ, chất lượng quá trình thực hiện hoạt động; phát hiện và kiến nghị kịp thời các biện pháp sửa chữa những sai lệch, thiếu sót, yếu kém trong quá trình thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu của dự án, kế hoạch của đơn vị được kiểm toán.
- Kiểm toán sau: là hình thức kiểm toán được thực hiện sau khi việc thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị được kiểm toán đã hoàn thành, nhằm thực hiện các nội dung, mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
- Các hình thức kiểm toán khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
- Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được Thống đốc phê duyệt để quyết định hình thức kiểm toán thích hợp.
Trên đây là nội dung trả lời về Các hình thức kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 16/2011/TT-NHNN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật