Thủ trưởng đơn vị kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 9 Thông tư 16/2011/TT-NHNN quy định về kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành với nội dung như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Thống đốc trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chính sách của Nhà nước, của ngành Ngân hàng và chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị.
- Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Phối hợp chặt chẽ với Vụ Kiểm toán nội bộ trong việc triển khai các biện pháp giám sát, khai thác thông tin cảnh báo rủi ro.
- Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ hợp lý, hoạt động có hiệu quả. Xây dựng, ban hành các quy định nội bộ, quy trình nghiệp vụ cụ thể. Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện phân cấp, uỷ quyền, một cách rõ ràng và có hiệu quả.
- Đảm bảo hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ. Trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị; xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và định kỳ hàng năm tổ chức, triển khai thực hiện tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị và từng hoạt động nghiệp vụ. Việc tự kiểm tra, bao gồm: Rà soát và đánh giá về sự đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ rõ các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.
- Báo cáo Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) định kỳ hoặc đột xuất về kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) theo yêu cầu của Thống đốc. Báo cáo tự kiểm tra hoạt động kiểm soát nội bộ gửi Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) chậm nhất vào ngày 15/12 hàng năm.
- Tạo điều kiện cho Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ tại đơn vị có vai trò độc lập tương đối khi thực hiện nhiệm vụ.
Trên đây là nội dung trả lời về Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 16/2011/TT-NHNN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật