Chỉ đạo trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực Y tế

Chỉ đạo trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực Y tế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Ngọc Ánh, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Ban biên tập cho tôi hỏi: Chỉ đạo trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực Y tế được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến Ban biên tập.          

Theo quy định tại Công văn 2106/BYT-KH-TC năm 2018 về tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực Y tế do Bộ Y tế ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng diễn biến rất phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an ninh - xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và đến sức khỏe của người tiêu dùng, tác động xấu đến môi trường kinh doanh. Riêng đối với các mặt hàng là dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vị thuốc cổ truyền giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc,... có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong thời gian gần đây mặt hàng dược phẩm giả, kém chất lượng được các cơ quan chức năng phát hiện có xu hướng tăng mạnh.

Để chủ động phối hợp triển khai nhằm phòng chống, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng kịp thời hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo một số nội dung sau:

1. Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện Công điện số 90/CĐ-BCĐ389 ngày 13/7/2015 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia về việc phát động cao điểm đấu tranh chông buôn lậu, sản xuất, kinh doanh, hàng giả là thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm.

2. Tập trung rà soát các hoạt động cấp phép sản xuất, nhập khẩu, hợp quy, kiểm tra chất lượng các mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, dược liệu, vị thuốc cổ truyền giả.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tại các địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ như: thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc cổ truyền,... Đặc biệt tăng cường công tác chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm chủ động kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, thực phẩm và mỹ phẩm trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định.

4. Tăng cường trao đổi thông tin về hàng giả, hàng kém chất lượng đến các lực lượng chức năng, địa bàn liên quan để phối hợp, kịp thời ngăn chặn, xử lý. Chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan (công an, hải quan, Quản lý)

5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của người dân về hàng giả; thông tin các vi phạm về thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu,...

Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự phối hợp và sớm mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh để ngành y tế triển khai tốt hơn công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.

Trên đây là nội dung tư vấn về Chỉ đạo trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực Y tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Công văn 2106/BYT-KH-TC năm 2018.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào