Khiếu nại trong hoạt động tư pháp là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT quy định về phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2018, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
1. Hoạt động tư pháp: Bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và việc khác mà pháp luật quy định là hoạt động tư pháp.
2. Khiếu nại trong hoạt động tư pháp: Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về Khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật